Day: December 21, 2024

  • 8 Lựa chọn Tượng thú bằng đá Phong thủy tốt nhất

    8 Lựa chọn Tượng thú bằng đá Phong thủy tốt nhất

    60ba90f0 0a41 43ae bffd d2ca22069fc0
    Tượng thú bằng đá

    1) Giới thiệu tượng thú bằng đá

    Sử dụng các sản phẩm tượng thú bằng đá phong thủy cho gia đình là một điều rất quen thuộc đối với rất nhiều người Việt Nam. Nền văn hóa của nước ta ảnh hưởng rất sâu sắc từ nền văn hóa Á Đông xa xưa. Trong đó các tín ngưỡng tâm linh, tôn giáo, phong thủy đã ảnh hưởng khá sâu rộng. Nhân dân ta thường quan niệm rằng đặt các sản phẩm phong thủy như tượng phật, tượng thú, hay các sản phẩm chiêu tài khác trong gia đình sẽ giúp nhận được nhiều may mắn, cuộc sống vui vẻ hạnh phúc.

    Hiện nay nhu cầu sử dụng các sản phẩm phong thủy làm từ đá tự nhiên cho gia đình ngày càng nhiều. Trong số đó thì các sản phẩm tượng thú bằng đá chính là sản phẩm được mọi người ưa thích nhất.

    Theo văn hóa tâm linh Á Đông thì những loài thú, đặc biệt là các loài linh thú như kỳ lân, tỳ hưu, sư tử, rồng,.. là những loài thú có khả năng xua đuổi tà ma quỷ dữ. Nó sẽ trấn áp, bảo vệ cho gia chủ trước những yếu tố đen tối đó, mang đến sự bình an, hạnh phúc cho mọi người. Chính vì vậy mà rất nhiều gia chủ đã đặt tượng của các loài vật này trong gia đình mình.

    Trên thị trường cung cấp rất nhiều sản phẩm tượng động vật bằng đá tự nhiên. Nhưng để lựa chọn được một sản phẩm đẹp, phù hợp cho bản thân và gia đình thì lại không hề dễ dàng. Bởi nếu không có những hiểu biết nhấn định, sử dụng sản phẩm không đúng cách có thể mang đến những tác động không mong muốn cho gia chủ. Những điều chúng tôi trình bài dưới đây hi vọng sẽ mang đến cho bạn một chút cơ sở để có thể có được những lựa chọn tốt nhất.

    2) Tượng sư tử đá

    su tu da c44 125 ava

    Sư tử là một loài thú to lớn, được coi là chúa tể của muôn loài thú trong rừng rậm. Nó là biểu tượng cho lòng dũng cảm, sự kiên cường, sức mạnh mạnh mẽ.

    Hình ảnh sư tử cũng gắn liền với các vị bồ tát trong phật giáo. Đức phật văn thù bồ tát thường cưỡi trên mình một con sư tử xanh, một tay cầm lưỡi gươm vàng.


    Người ta cho rằng sư tử có khả năng hóa giải sát khí, vận hạn của gia chủ, đón tài lộc. Chính vì vậy người ta thường đặt các cặp sư tử đá giữ cổng nhà hay trước cửa các trụ sở công ty, cửa hàng kinh doanh. Sư tử đá phong thủy sẽ giúp hóa giải những yếu tốt xấu, cản trở tiền tài, giúp công việc làm ăn được thuận lợi.


    Cách đặt tượng sư tử đá phong thủy : sư tử đực ( đứng cầu hoặc đứng núi ) luôn nằm bên tay trái , sư tử cá ( thường có sư tử con ở dưới chân ) đứng bên phải theo hướng nhìn từ bên ngoài vào. Đầu sư tử luôn phải hướng ra bên ngoài, tốt nhất có thể đặt trước cửa cổng hay trước bậc thềm nhà. Khi tượng sư tử bị hư hỏng cần thay đổi thì phải thay cả đôi.


    3) Tượng kỳ lân đá

    Doi Ky Lan tu da trang.jpg

    Kỳ lân là một trong 4 loài “thú tứ linh” theo văn hóa phương Đông. Nó được mô tả có hình dáng đặc biệt, với phần đầu gần giống như con rồng, có sừng, đuôi dài, thân hình rất mạnh mẽ. Kỳ lân cũng là loài thú cưỡi của một số vị phật trong phật giáo. Nó thường hóa thân, giúp đỡ những người lương thiện, khó khăn.


    Theo các quan niệm phong thủy, kỳ lân đá có thể giúp cho gia chủ ngăn cản, hóa giải sát khí, giảm nhẹ tai ương, hóa giải những điều không may mắn. Bởi là loài thú linh, theo các vị phật nghe giảng kinh phật nên có ngộ tính cao, hóa giải những thế lực tâm linh đen tối.


    Cách đặt tượng kỳ lân đá phong thủy : Kỳ lân nên được đặt 1 cặp 2 con đực và cái, đặt ở nơi sạch sẽ thoáng mát, đầu hướng ra ngoài. Tốt nhất có thể đặt các cặp tượng kỳ lân bằng đá ở vị trí ra vào, trước cửa cổng nhà hay cửa hàng văn phòng làm việc. Điều đặt biệt là khi đặt tượng kỳ lân, chúng ta cần phải thực hiện nghi lễ khai quang cho nó để có thể phát huy được hết tác dụng mong muốn.


    4) Tượng tỳ hưu đá

    MG 2506 1024x475 1

    Tỳ hưu là một trong 4 loài thú tứ linh. Theo những gì các sách mô tả lại thì tỳ hưu là loài vật không ăn các loài thức ăn bình thường. Nó chỉ ăn vàng bạc và không có hậu môn. Vì vậy nên vàng bạc ăn vào tích trữ trong mình nó chứ không bị mất đi.


    Tỳ hưu là loài vật có rất nhiều tác dụng tốt theo như các quan niệm phong thủy. Đặt tỳ hưu đá tại những vị trí tốt trong gia đình sẽ giúp trấn áp, đuổi tà khí, mang đến sự may mắn cho gia chủ. Các cặp tỳ hưu đá phong thủy còn mang đến tài lộc, sự thuận lợi trong công việc, bảo vệ sức khỏe của những thành viên trong gia đình.


    Cách đặt tượng tỳ hưu phong thủy : Ta nên lựa chọn các cặp tỳ hưu có màu sắc đỏ, đen hoặc xanh lá. Đây là những màu sắc được cho là sẽ mang đến may mắn tốt lành. Các cặp tượng tỳ hưu đá nên được đặt ở những phương vị tốt, tại các vị trí chính, ngăn nắp sạch sẽ. Đầu con tỳ hưu nên hướng ra ngoài để trấn áp tà khí, chiêu tài lộc. Tỳ hưu cũng nên đặt một đôi 2 con ở 2 bên và cũng cần làm lễ khai quang cho nó để có thể phải huy tốt nhất công dụng.

    5) Tượng nghê đá

    Nhung mau tuong Nghe phong thuy cuc dep1

    Nghê là loài thú không có thật, được truyền miệng qua văn hóa tâm linh dân gian của người Việt. Con nghê được mô tả là loài vật gần giống với con chó hiện nay nhưng khuôn mặt hung dữ hơn, có tai lớn, miệng rộng.


    Nghê đá thường được đặt tại các đình chùa miếu hay các đền thờ tộc họ của người dân. Người ta quan niệm rằng cũng giống như con lân của Trung Quốc, nghê là loài vật trấn yếm, giúp giải trừ, xua đuổi tà khí và những thế lực không tốt cố tiếp cận gia chủ. Tượng nghê đá đặt trước cửa còn thể hiện được sự uy quyền, bề thế của gia chủ. Chú nghê càng lớn, trau chuốt, đeo nhiều đồ trang trí trên người như lục lạc,… thì chứng tỏ chủ nhân của có là người có chức quyền, vị thế càng cao trong xã hội.


    Cách đặt tượng nghê đá phong thủy : thường nghê đá cũng được đặt một cặp gồm 2 con. Các cặp nghê đá phong thủy được đặt trước cửa cổng hay thềm các đình chùa, đền thờ, đầu hướng ra ngoài cổng, miệng mở rộng. Ngày nay, một số gia đình còn lựa chọn các cặp nghê đá nhỏ để đặt trước cửa gia đình làm vật phong thủy chiêu tài.

    6) Cóc thiềm thừ

    Thiềm thừ được xem là loài vật linh, chiêu tài, biểu hiện cho may mắn, tiền tài. Nó được dân gian gọi với tên gọi khác nhau là cóc 3 chân vì phía sau lưng của nó không có đuôi mà có thêm một cái chân nữa.


    Thiềm Thừ là biểu tượng của tài lộc, của sự may mắn trong công việc làm ăn, sự bình an trong gia đình. Người ta thường đặt thiềm thừ đá trong nhà để cầu chúc cho gia đình gặp được nhiều may mắn, tài lộc dồi dào. Trong các dịp khai trương hỉ sự, người ta cũng chọn các tượng cóc thiềm thừ bằng đá làm quà tặng, rất ý nghĩa để cầu mong tài lộc.


    Cách đặt cóc thiềm thừ đá phong thủy : Người ta thường đặt ông cóc thiềm thừ bên cạnh bàn thờ thổ địa thần tài hay tại các không gian chính quan trọng như phòng khách, cửa hàng, phòng làm việc. Ban ngày, các ông cóc miệng ngậm đồng tiền đầu hướng ra ngoài, đêm đến sẽ xoay đầu hướng vào trong. Điều này được lí giải rằng ban ngày, tượng thú bằng đá chú thiềm thừ sẽ hướng ra ngoài để chiêu tài lộc và đêm đến xoay và trong để tránh bị thất thoát, hao hụt của cải.

    7) Tượng voi đá

    Voi da cam thach DT VD01 che tac don gian tinh te 300x225 1

    Voi là loai vật rất gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam. Khi đất nước còn chiến tranh, nền kinh tế còn chưa phát triển, con voi có một vai trò hết sức quan trọng. Ngày nay, các chú voi được thuần hóa nuôi dưỡng trong các khu du lịch, bảo tồn để mọi người tham quan.


    Theo quan niệm dân gian thì coi là loài vật tượng sư cho sức mạnh, sự may mắn cát tường. Các cặp voi đá được xem là có thể chiêu vượng khí tài lộc, may mắn thành công về tài chính. Sức mạng oai dũng của loài vật này cũng giúp trấn áp những điều xấu cho chủ nhân của nó.


    Cách đặt tượng voi đá phong thủy: Người ta thường lựa chọn đặt các cặp voi đá phong thủy tại trước cửa nhà hay các địa điểm kinh doanh để chiêu tài lộc. Ngoài ra, người ta cũng thể thể chọn đặt những bức tượng voi đá nhỏ trong nhà hay trên bàn làm việc. Điều này ngoài việc chiêu tài khí còn giúp cho gia đình luôn đầm ấm vui vẻ, giúp hóa giải sự bất hòa của các thành viện trong gia đình. Tượng voi cũng mang ý nghĩa con cháu trong gia đình luôn đông đúc,con đàn cháu đống.

    8) Tượng cá chép đá

    Cá chép là con vật rất quen thuộc trong văn hóa dân gian người việt. Hình tượng cá chép gắn liền với sự tích dân gian ông táo cưỡi cá chép về trời. Người ta quan niệm rằng các chép là loài vật tượng trưng cho sự cần cù, nỗ lưc vươn đến thành công. Những hình tượng cá chép được nhân dân ta yêu thích nhất là tượng cá chép hóa rồng bằng đá và tượng cá chép vượt vũ môn bằng đá.


    Người Việt Nam chúng ta cho ra đặt cá chép đá trong nhà sẽ giúp chiêu vượng khí, mang đến sự thành công, đỗ đạt trong học tập cũng như trong cuộc sống. Tượng cá chép thường được đặt trong các khuôn viên sân vườn hoặc đặt những tượng có kích thước nhỏ trong nhà . Tượng cá chép bằng đá phong thủy hiện nay đang trở thành một vật phẩm phong thủy được rất nhiều người dân ưa thích.

    9) Tượng cá heo đá

    Cá heo là loài vật du nhập vào nước ta từ các nước phương tây. Người ta cho rằng cá heo là một loài vật rất thông minh, dũng cảm, là loài thú tượng trưng cho sự thành công, đỗ đạt. Chính vì thế các chú cá heo đá được nhiều người yêu thích, lựa chọn cho gia đình mình.


    Cá heo đá phong thủy thường được đặt ở những không gian rộng, thu hút người xem như sân vườn hay các khu vực công cộng. Ngoài ra, với hình thức đẹp thì các bức tượng thú bằng đá hình cá heo cũng trở thành một sản phẩm trang trí, tạo điểm nhấn kiến trúc rất đặc biệt, ấn tượng cho người xem.

    Tượng thú bằng đá: Lời kết

    Việc lựa chọn cho mình một sản phẩm tượng thú làm bằng đá tự nhiên đẹp, có chất lượng và giá thành tốt là đều bất cứ khách hàng nào cũng mong muốn. Vì vậy, để có thể được tư vấn về sản phẩm tốt nhất, đừng ngần ngại liên hệ với cơ sở của chúng tôi. Chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những sự tư vấn hợp lý về phong thủy, kích thước lớn nhỏ, gia cả phù hợp và tư vấn về cách đặt sao cho phát huy hết tác dụng của sản phẩm tượng đá.

  • Tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên Việt Nam như thế nào?

    Tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên Việt Nam như thế nào?

    Đình Thần Thắng Tam, thờ cúng tổ tiên
    Đình Thần Thắng Tam, thờ cúng tổ tiên

    Phong tục thờ cúng Tổ tiên là gì?

    Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng truyền thống lâu đời của người Việt Nam, thường giới hạn trong phạm vi năm đời trở lại. Ngoài các ngày giỗ của từng vị trong dòng họ, người Việt còn dâng lễ lên tổ tiên vào những dịp tuần, tiết, sóc, vọng.

    Những dịp lớn thường có mâm cỗ mặn tươm tất, kèm theo nghi thức tế lễ trang nghiêm, tạo cơ hội để con cháu gần xa tụ họp, nhận họ hàng, phân định tôn ti trật tự. Những dịp nhỏ thì chỉ cần lễ chay đơn giản như hoa quả, chén nước hay nén nhang để bày tỏ lòng thành và tưởng nhớ công ơn tổ tiên—những người đã sinh thành, tạo nền tảng cho thế hệ sau. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn được củng cố và phát triển qua thời gian nhờ sự ảnh hưởng của các tư tưởng tôn giáo như:

    Phật giáo: Góp phần hình thành quan niệm về sự tồn tại của linh hồn

    Nho giáo: Đề cao chữ hiếu và trật tự gia tộc

    Đạo giáo: Ảnh hưởng đến nghi thức ma chay, xây dựng mộ phần

    Nguồn gốc cúng tổ tiên từ đâu?

    Tập tục thờ cúng tổ tiên đã ăn sâu vào đời sống văn hóa người Việt, trở thành biểu tượng của đạo lý “uống nước nhớ nguồn.” Bên cạnh đó, những thần linh, Thánh, Mẫu được người Việt tôn thờ phần lớn đều là những bậc có công với dân tộc và cộng đồng. Việc dâng lễ tưởng nhớ các vị không chỉ thể hiện lòng biết ơn mà còn duy trì đạo lý làm người—trân trọng và phụng sự tiền nhân như tấm gương sáng cho hậu thế noi theo.

    Từ khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam (khoảng vào những thế kỷ đầu công nguyên) thì trong sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống của dân tộc (thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các vị thần linh) đã có thêm một tôn giáo, một tín ngưỡng mới. Đó là thờ củng: Đức Phật và Bồ Tát.

    Đức Phật, Bồ Tát là một biểu trưng của những giá trị văn hoá, đạo đức, đạo lý làm người – con người chân chính.

    Nghi lễ thờ tổ tiên khi nào và như thế nào?

    Nghi lễ thờ cúng và dâng hương lên gia tiên, gia thần thường diễn ra vào các dịp giỗ chạp, tuần tiết, ngày sóc, vọng… Tại đình, đền, miếu, phủ hay chùa, việc dâng hương được thực hiện thường xuyên—nhỏ thì hàng ngày, lớn thì vào các dịp lễ hội hay sự kiện quan trọng của làng. Từ xa xưa đến nay, thói quen này đã dần trở thành một phong tục truyền thống mà mọi người đều gìn giữ.

    Việc thờ cúng dâng hương đã trở thành một nghi lễ trang trọng, đòi hỏi phải tuân theo những thời điểm và nghi thức nhất định. Trong đó, người dâng hương thực hiện các động tác vái, lễ, lạy cùng với các phẩm vật phù hợp theo từng dịp và bài văn khấn đi kèm.

    Phong thục thờ cúng dâng hương không chỉ có nghĩa là thắp hương dân lễ vật mà nó còn mang cả một ý nghĩa văn hóa và đạo đức. Cao hơn nữa nó còn mang ý nghĩa của một quan niệm triết lý vũ trụ và nhân sinh.

    Ý nghĩa của thờ cúng tổ tiên là gì?

    Hiểu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là chìa khóa để hiểu được tinh hoa văn hóa Việt Nam. Nghi lễ thiêng liêng này không chỉ tôn vinh những người đã khuất mà còn gắn kết tình cảm gia đình, nhấn mạnh di sản chung của người Việt Nam. Đó là sự tri ân sâu sắc cội nguồn, đưa các thế hệ xích lại gần nhau hơn.

    Nguồn: sưu tầm

    Vai trò của Nho Giáo

    Nho giáo đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố và phát triển tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Triết lý Nho giáo đặc biệt đề cao chữ “Hiếu” và sự tôn trọng dành cho tổ tiên, góp phần tạo nền tảng đạo đức cho việc thực hành tín ngưỡng này. Ảnh hưởng của Nho giáo thể hiện rõ qua:

    • Nghi thức thờ cúng được chuẩn hóa và mang tính trang nghiêm, với trật tự và lễ nghi chặt chẽ
    • Việc thờ cúng được xem là trách nhiệm đạo đức và bổn phận của con cháu đối với tổ tiên
    • Tục thờ cúng mang yếu tố cộng đồng, củng cố mối quan hệ gia đình và dòng tộc
    • Hệ thống nghi lễ như cúng giỗ, lễ tang được tổ chức theo nguyên tắc của Nho giáo

    Tuy nhiên, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam không hoàn toàn giống Nho giáo nguyên bản, mà đã được Việt hóa và kết hợp hài hòa với các yếu tố văn hóa bản địa và ảnh hưởng của Phật giáo, Đạo giáo