Month: December 2024

  • Văn khấn Tất Niên, Văn khấn ngày Tết, Văn khấn ngày mùng 1

    Văn khấn Tất Niên, Văn khấn ngày Tết, Văn khấn ngày mùng 1

    Văn khấn Tất Niên (hay văn khấn ngày Tết) vào ngày mùng 1 là phần không thể thiếu trong nghi lễ cúng tất niên. Bài văn bày tỏ lòng thành kính và biết ơn tổ tiên và thần linh đã phù hộ suốt một năm qua. Ngoài ra còn mang ý nghĩa xin phép kết thúc năm cũ, cầu mong một năm mới an lành, may mắn và thuận lợi. 

    bàn thờ cúng tất niên, có hoa đào và mâm ngũ quả trên bàn thờ.
    Bàn Thờ Cúng Tất Niên

    1) Ý nghĩa

    Những buổi tiệc tất niên thường diễn ra vào tuần cuối của năm Dương lịch hoặc vào ngày 29 – 30 tháng Chạp Âm lịch.

    Trong gia đình, đây là dịp mọi người sum họp, cùng nhau nấu những món ăn ngon, chia sẻ những câu chuyện vui vẻ và khép lại năm cũ trong không khí đầm ấm. Tiệc tất niên còn là dịp để mọi người chia sẻ, đưa ra mục tiêu và cùng nhau phấn đấu cho năm mới, tạo động lực để hỗ trợ nhau tiến bộ và đạt được nhiều thành công hơn.

    Trước khi bắt đầu tiệc, nhiều gia đình còn thực hiện nghi thức cúng tất niên và đọc văn khấn để bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên, thần linh. Đối với các doanh nghiệp, tiệc tất niên được tổ chức tạo điều kiện để toàn thể nhân viên tham dự, gắn kết tinh thần tập thể và tri ân những đóng góp trong suốt một năm qua.

    2) Mâm cúng Tất Niên

    Trước khi cúng, mỗi gia đình cần chuẩn bị một mâm cúng phù hợp. Mâm cúng lễ có thể khác nhau tùy vào điều kiện gia đình cũng như phong tục, tập quán của từng vùng miền.

    Với người dân miền Bắc, mâm cúng tất niên đón giao thừa thường bao gồm những món ăn đặc trưng như gà luộc, thịt đông, củ hành ngâm, giò lụa,… cùng mâm cúng ngoài trời để thể hiện lòng thành kính. Trong khi đó, người miền Nam có phần đơn giản hơn, thường dùng kẹo, mứt và trái cây để cúng kiếng. Sau khi chuẩn bị xong mâm cúng, gia đình sẽ đọc văn khấn tất niên để bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc.

    Mâm cúng tất niên, mâm cúng giao thừa
    Văn khấn Tất Niên: Mâm cúng, khấn giao thừa

    3) Văn khấn Tất Niên chung

    Nam mô a di đà phật!
    Nam mô a di đà phật!
    Nam mô a di đà phật!

    Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
    Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
    Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn phần.
    Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương
    Con kính lạy các ngài Ngũ phương, ngũ thổ Long Mạch, Tài thần, Bản gia
    Táo quân cùng tất cả các vị Thần linh cai quản ở trong xứ này.
    Con kính lạy Chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tăng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ Nguyễn
    Hôm nay là ngày 30 tháng chạp năm Quy Sửu

    Tín chủ (chúng) con là: ___________
    Ngụ tại: _____________

    Trước án kính cẩn thưa trình:
    Đông tàn sắp hết. Năm kiệt tháng cùng. Xuân tiết gần kề. Minh niên sắp tới.

    Hôm nay là ngày 30 tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh.

    Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.

    Nam mô a di đà phật!
    Nam mô a di đà phật!
    Nam mô a di đà phật!

    Sách Văn Khấn Cổ Truyền Việt Nam

    4) Sớ Khấn Tất Niên Ngoài Trời

    Nam mô A Di Đà Phật!
    Nam mô A Di Đà Phật!
    Nam mô A Di Đà Phật!

    Kính lạy :
    – Đức đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.
    – Hoàng Thiên hậu Thổ chư vị tôn Thần.
    – Ngài Cựu niên Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan
    – Ngài đương niên Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.
    – Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương.
    – Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân.
    – Các ngày Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này .

    – Nay là giờ phút Giao thừa năm CANH DAN .
    Chúng con là: ______________
    – Ngụ tại : ________________


    – Phút thiêng Giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, Tam Dương khai Thái, vạn tượng canh tân.
    – Nay Ngài Thái tuế chí đức tôn Thần trên vâng lệnh Thượng Đế giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt.
    – Quan cũ về Triều để khuyết, lưu Phúc, lưu Ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban Tài tiếp Lộc.
    – Nhân buổi tân Xuân, chúng con thành tâm sửa biện hương hoa vật phẩm, nghi lễ cúng trần, dâng lên trước
    Án.
    – Cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm hương dốc lòng bái thỉnh.

    Chúng con kính mời:
    – Ngài Cựu niên đương cai Chu Vương Hành Khiển,
    Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan, Ngài đương niên Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào
    phán quan.
    – Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương.
    – Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa.
    – Ngài định Phúc Táo quân.
    – Ngài Phúc Đức chính Thần.
    – Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Long mạch tài Thần. Ngài Bản Gia Táo Quân.
    – Các ngày Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này.
    – Cúi xin giáng lâm trước Án, thụ hưởng lễ vật .

    Nguyện cho chúng con:
    – Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Độ cho
    chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông.
    – Người người được chữ bình, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc.
    – Âm phù – Dương trợ, sở nguyện tòng tâm.
    – Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.
    – Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

    Cẩn cáo.

    5) Bài Khấn Tất Niên Trong Nhà

    Nam mô A Di Đà Phật!
    Nam mô A Di Đà Phật!
    Nam mô A Di Đà Phật!

    Kính lạy:
    – Đức đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.
    – Hoàng Thiên hậu Thổ chư vị tôn Thần.
    – Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương.
    – Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân.
    – Các ngày Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này.
    – Các Cụ Tổ tiên nội ngoại chư vị tiên Linh.

    Nay là giờ phút Giao thừa năm Ất Tỵ.

    Chúng con là :_______________
    Ngụ tại : _________________


    – Phút Giao thừa vừa tới, nay theo Vận luật, tống cựu nghinh tân, giờ Tý đầu Xuân, đón mừng Nguyên Đán.
    – Chúng con thành tâm sửa biện hương hoa vật
    phẩm, nghi lễ cung trần, dâng lên trước Án,
    – cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm hương dốc lòng bái thỉnh.

    Chúng con kính mời:
    – Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương.
    – Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa.
    – Ngài định Phúc Táo quân.
    – Ngài Phúc Đức chính Thần.
    – Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Long mạch tài Thần.
    Ngài Bản Gia Táo Quân.
    – Các ngày Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này.

    – Cúi xin giáng lâm trước Án , thụ hưởng lễ vật.

    Chúng con lại kính mời:
    – Các cụ Tiên Linh Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ
    Tỷ, Bá Thúc Huynh Đệ, cô di Tỷ, Muội, nội ngoại Tộc chư vị Hương Linh,
    – cúi xin giáng về Linh Sàng hâm hưởng lễ vật.

    – Chúng con lại kính mời các vị Vong Linh tiền Chủ hậu Chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này,
    – nhân tiết Giao thừa, giáng lâm trước Án, chiêm ngưỡng Tôn Thần, thụ hưởng lễ vật .

    Nguyện cho chúng con:
    – Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Độ cho
    chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông.
    – Người người được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc.
    – Âm phù – Dương trợ, sở nguyện tòng tâm.
    – Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành
    tiếp ứng .
    – Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

    Cẩn cáo .

  • Bài Văn khấn Thánh Sư đầy đủ 2025

    Bài Văn khấn Thánh Sư đầy đủ 2025

    Bàn thờ cúng Thánh Sư, Tổ Nghề, có ba vị Thánh Sư mặc ba màu áo khác nhau. Họ ngồi trên ban thờ với nền đỏ. Trước họ là những đóa và nén nhang trông rất linh thiêng.
Văn khấn thánh sư
    Bàn thờ cúng Thánh Sư, Tổ Nghề, có ba vị Thánh Sư mặc ba màu áo khác nhau. Họ ngồi trên ban thờ với nền đỏ. Trước họ là những đóa và nén nhang trông rất linh thiêng.

    Văn khấn Thánh Sư

    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!

    Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

    Tín chủ con là …………………………………………………………………………………………..
    Ngụ tại …………………………………………………………………………………
    Hôm nay là ngày… tháng…..

    năm………………………………………………

    – Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng
    lên trước án, thành tâm kính mời:
    – Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng,
    ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

    Con kính mời ngài Thánh sư nghề……………………………………………..
    Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề………………………………………


    – Thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật,
    phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông.
    – Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng
    tâm.
    – Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!

    – Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
    – Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
    – Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

    Văn khấn Thánh Sư là bài khấn dùng trong nghi lễ thờ cúng Thánh Sư. Thánh Sư, còn được gọi là Tiên sư hoặc Nghệ Sư, là người được xem như ông tổ của một ngành nghề, người đã sáng tạo và phát triển nghề đó, sau đó truyền lại kiến thức và kỹ năng cho các thế hệ kế tiếp.

    Lễ Thánh Sư thường được tổ chức vào những ngày sóc (ngày mùng Một âm lịch, “sóc” có nghĩa là mở đầu), ngày vọng (ngày rằm âm lịch, “vọng” có nghĩa là nhìn ngắm, vào ngày này, người xưa thường ra ngoài ngắm trăng), hoặc vào ngày sinh hay ngày mất của Thánh Sư. Nhiều gia đình thường dâng lên bàn thờ Thánh Sư những sản phẩm tốt nhất mà họ mới làm được, với ý nghĩa thể hiện thành quả trong công việc và sự phát triển nghề nghiệp của vị tổ nghề.

    Ý nghĩa

    Mỗi ngành nghề ở làng quê Việt Nam đều gắn liền với một vị Thánh Sư. Dù họ chỉ là những con người bình thường, nhưng được nhân dân kính trọng và tôn thờ vì đã sáng tạo ra nghề và truyền dạy cho cộng đồng. Những người cùng nghề hoặc cùng kinh doanh một mặt hàng thường liên kết thành phường hội và lập miếu để thờ Thánh Sư.

    Người Việt rất coi trọng Thánh Sư, và thờ cúng Tổ nghề bằng những bài khấn là cách người Việt thể hiện đạo lý “ăn quả nhớ ké trồng cây” và “uống nước nhớ nguồn”, nhằm tỏ lòng biết ơn đối với những người đã khai sáng và truyền dạy nghề nghiệp cho thế hệ sau. Do đó, bên cạnh việc thờ cúng tại miếu chung của phường, nhiều gia đình trong phường cũng lập bàn thờ Thánh Sư ngay tại nhà để thể hiện lòng thành kính.

    nguoi thanh cong 15524425042022 edited
    Thể hiện lòng biết ơn đối với người tạo ra nghề

    Nguồn gốc Thánh Sư

    Việc thờ cúng Thánh Sư ở Việt Nam có nguồn gốc từ ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa cổ đại, đặc biệt là từ thời đại nhà Đường. Sau đó thờ cúng Thánh Sư phát triển như một phần trong truyền thống thờ cúng tổ tiên của người Việt và sự tôn kính những nhân vật lịch sử có đóng góp lớn cho xã hội. Khái niệm này trở nên chính thức hơn trong thời kỳ nhà Lý và Trần (thế kỷ 11-14), khi triều đình phong kiến bắt đầu công nhận và ban tước vị cho những cá nhân được coi là bậc thầy hoặc người sáng lập các ngành nghề và lĩnh vực học thuật.

    Tập tục thờ cúng Tổ nghề cũng đã lan rộng từ triều đình đến các cộng đồng địa phương, với các làng xã lập miếu thờ để tôn vinh những anh hùng và nghệ nhân địa phương. Theo thời gian, đây đã trở thành một phần trong đời sống tôn giáo của các làng xã Việt Nam, hòa quyện với tín ngưỡng bản địa và các nguyên lý Nho giáo.

    Cúng Thánh Sư

    Vào ngày đó, lễ cúng giỗ chung được tổ chức tại miếu phường, đồng thời các gia đình trong phường cũng làm lễ cúng riêng tại nhà để tưởng nhớ ông tổ nghề. Những người hành nghề, khi gặp khó khăn trong công việc, thường làm lễ cúng Thánh Sư để cầu xin sự phù hộ và may mắn bằng bài văn khấn.

    Lễ vật dâng cúng Thánh Sư không chỉ mang ý nghĩa vật chất mà còn chứa đựng giá trị tâm linh sâu sắc:

    Xôi, chè tượng trưng cho sự no đủ, sung túc mà Thánh Sư ban phát cho con cháu.

    Hoa quả thể hiện lòng thành kính, mong cầu sự phát triển bền vững của nghề nghiệp.

    Gà luộc, giò chả (nếu cúng mặn) tượng trưng cho sự viên mãn, trọn vẹn trong công việc.

    Vàng mã, tiền giấy thể hiện mong muốn Thánh Sư phù hộ cho sự thịnh vượng, tài lộc.

  • Văn khấn Thần Tài 2025

    Văn khấn Thần Tài 2025

    Thần Tài là vị thần mang tài lộc cho gia đình, mỗi khi làm việc gì, gia chủ thường cầu khấn Thần Tài. Thần Tài là một trong những vị thần quan trọng trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, đặc biệt là đối với những người làm ăn buôn bán. Thần Tài được coi là vị thần mang lại tài lộc, may mắn và thịnh vượng cho gia đình.

    Văn khấn Thần Tài

    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!

    Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

    Tín chủ con là…………….
    Ngụ tại……………………………………………………
    Hôm nay là ngày…….tháng…….năm………

    Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng
    dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.

    Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng
    thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự
    tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang,
    sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

    Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!

    Ý nghĩa của việc thờ khấn thần tài

    Thần Tài được coi là vị thần mang lại tài lộc cho gia đình, và gia chủ thường cầu khấn Thần Tài mỗi khi làm việc gì.

    Việc thờ Thần Tài ở những nơi xó xỉnh trong nhà xuất phát từ một điển tích cổ xưa:

    Ngày xửa ngày xưa, có một người lái buôn tên là Âu Minh. Trong một lần đi thuyền qua hồ Thành Thảo, Âu Minh được Thủy thần ban cho một cô nô tỳ tên là Như Nguyện. Kể từ khi có Như Nguyện, công việc làm ăn của Âu Minh ngày càng phát đạt.

    Tuy nhiên, vào một ngày nọ, vào dịp Tết, Âu Minh vì một lý do nào đó đã đánh Như Nguyện. Như Nguyện vì quá sợ hãi đã chui vào đống rác và biến mất. Kể từ đó, công việc làm ăn của Âu Minh bắt đầu sa sút, thua lỗ và chẳng mấy chốc trở nên nghèo khó.

    Từ câu chuyện này, người xưa tin rằng Thần Tài cũng giống như Như Nguyện, rất thích những chỗ dơ bẩn. Vì vậy, họ thường đặt bàn thờ Thần Tài ở những nơi xó xỉnh trong nhà với mong muốn Thần Tài sẽ mang lại nhiều tài lộc cho gia đình.

    Hóa ra Như Nguyện chính là hiện thân của Thần Tài. Từ câu chuyện này, người ta bắt đầu lập bàn thờ để thờ cúng Thần Tài. Cũng từ đó mà có tục kiêng quét dọn nhà cửa trong ba ngày đầu năm, vì người ta sợ rằng việc quét dọn sẽ quét luôn cả Thần Tài đi, khiến cho việc làm ăn không còn phát đạt. Việc thờ Thần Tài ở những nơi xó xỉnh trong nhà cũng bắt nguồn từ điển tích này.

    Cúng Thần Tài

    Người xưa cúng Thần Tài quanh năm, không chỉ vào dịp giỗ , Tết, Sóc Vọng
    mà vào bất kỳ lúc nào thấy cần cầu xin. Ngày thường, người ta cúng Thần
    Tài đơn giản, chỉ có trầu, nước, trái cây,…. Còn trong các dịp giỗ, Tết, Sóc
    Vọng thì cúng Thần Tài bằng cỗ mặn.
    Thông thường người ta chỉ thắp hương thờ Thần Tài vào buổi chiều hàng
    ngày.

    Bàn thờ Thàn Tài

    Bàn thờ Thần tài thường được đặt ở những vị trí ít trang trọng trong nhà, như góc nhà hoặc xó nhà, khác với bàn thờ Tổ tiên hoặc bàn thờ Thổ công được đặt ở những nơi sạch đẹp và trang trọng hơn. Bàn thờ Thần tài thường là một chiếc khám nhỏ được sơn son thếp vàng, bên trong có bài vị Thần tài. Cũng có thể là một thùng gỗ dán giấy đỏ xung quanh, bên trong dán bài vị, cũng được viết trên giấy đỏ.

    Mau ban tho Than Tai mai bang
    Kệ gỗ kê bàn thờ Thần Tài hiện đại

    Bài vị thần tài

    Bài vị được viết bằng mực nhũ kim với nội dung sau:

    Ngũ phương Ngũ thổ Long thần,
    Tiền hậu địa Chúa Tài thần.
    Hai bên bài vị có câu đối:
    Thổ năng sinh bạch ngọc,
    Địa khả xuất hoàng kim.
    Có nghĩa là:
    (Đất hay sinh ngọc trắng
    Đất cũng cho vàng ròng).

    Bàn thờ Thần Tại đặt dưới đất văn khấn Thần Tài vankhancung.com
    Một bàn thờ Thần Tại đặt dưới đất

    Nội dung câu đối có thể thay nhưng bao giờ cũng phải có một đôi.
    Trước bài vị là bát hương kê trên 100 thoi vàng giấy. Hai bên là hai cây đèn
    nhỏ đủ thắp. Trong khám đặt mấy cốc nước, chén rượu, một mâm bồng bày
    hao quả, phẩm vật khi cúng lễ.
    Có nhà khắc lên khám mấy chữ đại tự và có đôi câu đối ca tụng sự giúp đỡ
    của Thần Tài và cầu mong của gia chủ.

  • Văn khấn Thổ Công Thổ Địa 2025

    Văn khấn Thổ Công Thổ Địa 2025

    Thổ Công, Thổ Địa là những vị thần trông coi, cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ. Do đó, trong các dịp lễ tết hoặc Sóc Vọng, người ta thường đọc văn khấn Thổ Công, Thổ Địa để bày tỏ lòng thành kính và cầu mong sự che chở, phù hộ cho gia đình.

    1) Ý nghĩa Thổ Công và Thổ Địa

    tho cong tho dia edited
    Thổ Công và Thổ Địa


    Thổ Công là vị thần trông coi, cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi
    gia đình, thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ. Nhờ có vị thần này nên các
    hồn ma quỷ không xâm nhập được vào nhà để quấy nhiễu gia đình.
    Bàn thờ Thổ công không chỉ thờ một vị, mà thờ ba vị thần với ba danh hiệu
    khác nhau. Trong bài vị người ta để danh hiệu của cả ba vị thần này, mỗi vị
    trông coi một việc khác nhau.


    Thổ Công: trông coi việc bếp núc.
    Thổ Địa: trông coi việc nhà.
    Thổ Kỳ: trông nom việc chợ búa cho phụ nữ, hoặc việc sinh sản các vật ở
    vườn đất.


    Bài vị của ba thần được lập chung và viết như sau:
    Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân,
    Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần,
    Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ Phúc đức chính thần.


    Mỗi gia đình có riêng một Thổ công. Hàng năm các Thổ công này được thay
    thế vào ngày 23 tháng chạp (gọi là ngày ông Táo lên trời). Vào ngày này gia
    đình sửa lễ cúng ông Công , rồi đốt bài vị cũ, thay bài vị mới.

    2) MŨ THỔ CÔNG


    Mũ Thổ Công là một cỗ gồm ba chiếc: 1 mũ đàn bà và 2 mũ đàn ông không
    có hai cánh chuồn. Nếu thờ 3 chiếc là thờ đủ mũ cho ba vị thần còn nếu thờ
    1 mũ thì đó là mũ Thổ Công.


    Mũ được làm bằng giấy, mũ thường đi kèm với một chiếc áo và một đôi hia.
    Dưới mũ đặt 100 thoi vàng giấy.
    Mũ, áo, hia mỗi năm một màu hợp với ngũ hành: Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ
    (trắng-xanh-đen-đỏ-vàng) mỗi năm có một hành riêng, mỗi hành có một màu
    nhất định.


    Năm có hành Kim: cúng mũ màu trắng.
    Năm có hành Mộc: cúng mũ màu xanh.
    Năm có hành Thủy: cúng mũ màu đen.
    Năm có hành Hỏa: cúng mũ màu đỏ.
    Năm có hành Thổ: cúng mũ màu vàng.


    Cũng như bài vị Thổ Công, hàng năm mũ cũng được đem hóa vào ngày tết
    Táo quân và được thay cỗ mũ khác để thờ cho đến tết Táo quân năm sau.


    3) Cúng thổ công thổ địa vào ngày nào?

    Cúng vào ngày giỗ Tết, Sóc Vọng. Có thể cúng chay hoặc mặn.
    Trong ngày Sóc Vọng, ngày mồng Một, ngày Rằm, các gia đình thường
    cúng chay; đồ lễ gồm: giấy vàng, bạc, trầu, nước, hoa quả. Tuy vậy, cũng có
    gia đình cúng mặn có thêm các đồ: rượu, xôi, gà, chân giò….
    Những khi làm lễ cúng Gia tiên, bao giờ cũng cúng Thổ Công trước. Khấn
    cầu sự phù hộ của Thổ Công cũng giống như khấn Gia tiên. Mặc dù gọi là
    cúng Thổ Công, nhưng khi cúng phải khấn đủ các Thần linh ghi trong bài vị.

    4) Tết Thổ công

    Thổ Công là vị thần có nhiệm vụ ghi chép mọi việc tốt xấu xảy ra trong mỗi
    gia đình. Lễ cúng Thổ Công quan trọng nhất là ngày tết Táo quân vào ngày
    23 tháng Chạp (còn gọi là tết ông Công).


    Trong ngày lễ này, sau khi cúng xong, Thổ Công lên chầu Thượng Đế để
    báo cáo những điều tai nghe, mắt thấy ở trần thế mà mình đã ghi chép được.


    Còn các gia đình sẽ hóa vàng, mũ, áo, hia của năm trước đổ tro ra sống và
    phóng sinh cho con cá chép để cho ông cưỡi lên trời. (quan niệm dân gia cho
    rằng: cá chép sau khi được phóng sinh sẽ hóa thành rồng để cho ông Táo
    cưỡi.).

    5) Văn khấn Thổ Công Thổ Địa

    Văn khấn Thổ Công sau đây được dùng cho cả năm tùy theo cúng vào lúc
    nào mà thay đổi ngày tháng cho phù hợp.


    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!
    Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười
    phương.
    Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

    Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương
    Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
    Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
    Tín chủ là………………………………………………………………
    Ngụ tại………………………………………………………………….
    Hôm nay là ngày……….tháng……..năm………………………….
    Tín chủ con thành tâm sắm sửa hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bầy ra
    trước án. Đốt nén hương thơm kính mời: ngày Bản gia Đông trù Tư mệnh
    Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần, ngài Bản
    gia Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
    Cúi xin các Ngày thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng
    thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con tòan gia an ninh khang
    thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở
    nguyện tòng tâm.
    Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xind dược phù hộ độ trì.
    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!

  • Văn khấn Giải trừ bệnh tật 2025

    Tín chủ con thành tâm sắm sửa lễ vật, hương hoa trà quả, kính dâng lên Đức
    Đông phương giáo chủ tiêu tai duyên thọ
    Văn khấn xin giải trừ bệnh tật
    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!

    • Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
    • Con xin kính lạy Đức Đông phương giáo chủ tiêu tai duyên thọ Dược Sư
      Lưu Ly Quang Vương Phật.
    • Con xin kính lạy Đức Thiên Thủ Thiên Nhãn, Tầm Thanh cứu khổ cứu nạn
      Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
      Tín chủ con là ……………………………………………………………………….
      Ngụ tại…………………………………………………………………………………
      Hôm nay là ngày… tháng…..năm………………………………………………
      Tín chủ con thành tâm sắm sửa lễ vật, hương hoa trà quả, kính dâng lên Đức
      Đông phương giáo chủ tiêu tai duyên thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương
      Phật, Đức Thiên Thủ Thiên Nhãn, Tầm Thanh cứu khổ cứu nạn Linh cảm
      Quán Thế Âm Bồ Tát.
      Xin các ngài linh thiêng giáng thế, thụ hưởng lễ vật nghe lời tâu trình:
      Nhân duyên chưa hết
      Sớm được nhẹ nhàng
      Bệnh tật tiêu trừ
      Thân, tâm an lạc
      Chí thành bái đảo
      Tam bảo chứng minh
      Thương xót hữu tình
      Rủ lòng cứu độ
      Tín chủ con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
      Nam mô a di Đà Phật!
      Nam mô a di Đà Phật!
      Nam mô a di Đà Phật!
  • Văn khấn lễ Đức địa Tạng Vương Bồ Tát (U Minh giáo chủ)

    Cúi xin đước Đại sỹ không rời bạn nguyện, theo Phật phó chúc trên cung trời
    Đạo lợi, chở che cứu vớt chúng con và cả gia quyến như thể mẹ hiền, phù trì
    con đỏ
    Văn khấn lễ Đức địa Tạng Vương Bồ Tát (U Minh giáo chủ)
    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!

    • Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
    • Con Nam mô Đại bi, Đại nguyện, Đại thánh, Đại từ Bản tôn Minh Vương
      cứu khổ, Địa Tạng Vương Bồ Tát.
      Tín chủ con là ………………………………………………………………………
      Ngụ tại…………………………………………………………………………………
      Hôm nay là ngày… tháng…..năm………………………………………………
      Tín chủ con thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Cửa hoa, kính dâng phẩm
      vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới
      toà sen báu.
      Cúi xin đước Đại sỹ không rời bạn nguyện, theo Phật phó chúc trên cung trời
      Đạo lợi, chở che cứu vớt chúng con và cả gia quyến như thể mẹ hiền, phù trì
      con đỏ, nhờ ánh ngọc Minh châu tiêu trừ tội cấu, trí tuệ mở mang, được mây
      từ che chở, tâm đạo khai hoa, não phiền nhẹ bớt. Khi còn sống thực hành
      thiện nguyện, noi gương Đại sỹ, cứu độ chúng sinh. Khi vận hạn ốm đau,
      nhờ được đức từ hộ niệm, Thần linh bản xứ giúp yên. Lúc lâm chung được
      nhờ ánh bi quang, vượt khỏi tam đồ, sinh lên cõi thiện.
      Lại nguyện cho Hương kinh Gia tiên chúng con nhờ công đức cúng dâng này
      thảy đều siêu thoát.
      Tín chủ con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
      Nam mô a di Đà Phật!
      Nam mô a di Đà Phật!
      Nam mô a di Đà Phật!
  • Văn khấn cầu tài, cầu lộc, cầu bình an ở ban Tam Bảo 2025

    Đức Phật A Di Đà giáo củ cõi cực lạc phương Tây.
    Văn khấn cầu tài, cầu lộc, cầu bình an ở ban Tam Bảo
    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!

    • Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
    • Con xin thành tâm kính lạy chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp
      Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.
      Tín chủ con là…………………………………………………
      Ngụ tại………………………………………………………….
      Hôm nay là ngày….. tháng…..năm…………………………………………….
      Tín chủ con thành tâm dâng hương hoa, phẩm oản, cùng sớ trạng (nếu viết
      sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa mười phương thường trụ Tam Bảo.
      Tín chủ con thành tâm kính lễ.
      Đức Phật A Di Đà giáo củ cõi cực lạc phương Tây.
      Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.
      Đức Phật Dược sư Lưu Ly giáo chủ coi phương Đông.
      Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh
      cảm Quan Thế Âm Bồ Tát.
      Kính lạy Hộ pháp thiên thần chư thiện Bồ Tát kính xin chư vị rủ lòng từ bi,
      phù hộ độ trì cho con, nguyện được… (công danh, tài lộc, giải hạn, bình
      an…). Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc tâm thành (sớ trạng) chứng minh,
      chứng giám cho con được tai quan nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu
      tan, phát lộc phát tài, gia chung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang
      thịnh vượng.
      Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ
      bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu
      như ý sở nguyện tòng tâm.
      Tín chủ con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
      Nam mô a di Đà Phật!
      Nam mô a di Đà Phật!
      Nam mô a di Đà Phật!
  • Văn khấn lễ Đức Thánh Hiền 2025

    Cúi mong Ngài soi xét tâm thành, phù hộ cho gia đình chúng con được sở
    cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
    Văn khấn lễ Đức Thánh Hiền
    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!

    • Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
    • Con cúi lạy Đức Thánh Hiền, Đại Thánh khải giáo A nan đà Tôn giả.
      Hôm nay là ngày… tháng…..năm………………………………………………
      Tín chủ con là
      …………………………………………………………………………………………..
      Ngụ tại…………………………………………………………………………………
      Chúng con thành tâm dâng hương hoa, lễ vật, cầu mong Tam Bảo chứng
      minh, Đức Thánh Hiền chứng giám, rủ lòng thương xót phù hộ cho con được
      mọi sự tốt lành, sức khoẻ dồi dào, an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia
      đạo hưng long thịnh vượng.
      Cúi mong Ngài soi xét tâm thành, phù hộ cho gia đình chúng con được sở
      cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
      Nam mô a di Đà Phật!
      Nam mô a di Đà Phật!
      Nam mô a di Đà Phật!
  • Văn khấn lễ Phật 2025

    Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng
    Phật pháp, Quan Âm Đại sỹ, cùng hiền Thánh Tăng
    Văn khấn lễ Phật
    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!

    • Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
      Hôm nay là ngày….. tháng….. năm……………………………………………
      Tín chủ con là
      …………………………………………………………………………………………..
      Ngụ tại…………………………………………………………………………………
      Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi chùa.
      Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng
      Phật pháp, Quan Âm Đại sỹ, cùng hiền Thánh Tăng.
      Đệ tử lâu đời lâu kiếp
      Nghiệp chướng nặng nề
      Nay đến trước Phật đài,
      Thành tâm sám hối
      Thề Tránh điều dữ
      Nguyện làm việc lành,
      Ngửa trông ơn Phật,
      Quán Âm Đại sỹ,
      Chư Thánh hiền Tăng,
      Thiên Long Bát bộ,
      Hộ pháp Thiên thần,
      Từ bi gia hội.
      Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não,
      thân không bệnh tật, hàng ngày an vui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu,
      để cho vận đáo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.
      Đặng xin cứu độ cho các bậc Tôn Trưởng cha mẹ, anh em, thân bằng quyến
      thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.
      Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
      Nam mô a di Đà Phật!
      Nam mô a di Đà Phật!
      Nam mô a di Đà Phật!
  • Văn khấn tại Chùa 2025

    Chùa là nơi thờ Phật, cũng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng công cộng của người
    Việt Nam từ xưa tới nay.

    Ý nghĩa


    Chùa là nơi thờ Phật, cũng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng công cộng của người
    Việt Nam từ xưa tới nay.


    Theo phong tục cổ truyền: Mọi người Việt Nam trong các ngày Rằm, mồng
    Một, ngày Lễ Tết, cùng những ngày có việc hệ trọng, thường đến Chùa lễ
    Phật với tấm lòng thành cầu khấn nhờ nghiệp lực vô biên của Phật, của chư
    vị Bồ Tát, Hiền thánh mà được thiện duyên, gặp may cầu cho được:

    mạnh khoẻ, sống lâu, tai qua, nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, có con nối dõi, yêu vui
    thân mệnh, gia đình hoà thuận, hạnh phúc an khang, thế giới hoà bình, văn
    minh xã hội và ngoài ra không chỉ cầu cho người sống ở thế giới bên kia
    được siêu sinh Tịnh độ… Ước vọng chính đáng ấy được thể hiện qua các bài
    văn khấn.

    Sắm lễ

    Việc sửa soạn đi lễ Chùa, sắm lễ vật để đi lễ Chùa đều có những quy định
    mà người hành lễ phải tuân thủ là:

    • Đến dâng hương tại các Chùa chỉ được sắm các lễ chay: hương, hoa tươi,
      quả chín, oản phẩm, xôi chè… không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh
      (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả…
      Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực Chùa
      có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được
      dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính diện), tức là nơi thờ tự chính của
      ngôi Chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Lễ
      mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau…) cũng
      thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông – Vị
      thần cai quản toàn bộ công việc của một ngôi chùa.
    • Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cùng, Lễ Phật tại Chùa.
      Nếu có sửa lễ này thì chủ đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn
      thờ Đức Ông.
    • Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát và cả tiền
      thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện. Mà tiền, vàng công
      đức nên để vào hòm công đức đặt tại Chùa.
    • Hoa tươi lễ Phật là: hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không
      dùng các loại hoa tạp, hoa dại…
    • Trước ngày dâng hương Lễ Phật ở Chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh
      hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện…
    • Tại Chùa, cứ đến rằm tháng Bảy thì mọi người sắm sửa lễ vật đến cầu siêu
      cho ông bà, cha mẹ hay những người đã khuất, thậm chí cho cả cô hồn. Vào
      tiết này, sắm thêm lễ vật đặc trưng: đồ hàng mã chế tác theo hình vật dụng
      thường ngày: mũ, áo, xe cộ… nhưng chớ có sắm sửa các hình nhân thế
      mạng. Ngoài ra còn có lễ vật cúng chúng sinh: cháo lá đa, ngôi, bánh đa,
      khoai…
    • Tất cả dâng đặt ở bàn thờ Đức Thánh chứ không đặt ở bàn thờ khác
      hay ban chính điện.
      Riêng với các trường hợp “bán khoán” hay làm lễ “cầu siêu” thì cần phải
      sắm sửa lễ vật theo chỉ dẫn cụ thể của vị Tăng trụ tại Chùa.

    Lễ chùa

    Đến Chùa hành lễ cần theo thứ tự như sau:

    1. Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước.
    2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Chúa xong, đặt lễ lên hương án của chính điện,
      thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.
    3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác
      của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu Chùa nào
      có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.
    4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu)
    5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nàh trai giới hay phòng
      tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tuỳ tâm công đức.